Cum di tích Đình - Chùa - Nghè KDC Kiệt Đoài và Cụm di tích Đình - Chùa - Nghè KDC Kỳ Đặc là 2 /3 di tích được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là di tích cấp tỉnh nằm tại 02 KDC Kỳ Đặc và KDC Kiệt Đoài, phường Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Cụm di tích Đình - Chùa - Nghè KDC Kỳ Đặc thờ 03 vị thành hoàng làng là: Ngô Công Đại Vương, Đông Công Đại Vương; Nga Hoàng Đại Vương và thờ Phật; Cum di tích Đình - Chùa - Nghè KDC Kiệt Đoài thờ thờ Thành Hoàng làng là nữ tướng Tiên Triều Công Chúa Thân Thị Tâm (hiệu Diệu Tâm) và thờ Phật. Trải qua hàng trăm năm, với những thăng trầm của lịch sử, mưa nắng của thời gian, mặc dù nhiều lần được các cấp, các ngành và bà con nhân dân đầu tư, quyên góp, ủng hộ để tu sửa, tôn tạo 02 ngôi Đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng....
Năm 2021, Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch tỉnh đã có văn bản đồng ý chủ trương, tu bổ đình Đình Kiệt Đoài và Đình Kỳ Đặc. Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch tỉnh Hải Dương làm chủ đầu tư cùng; Dự án tu bổ hậu cung đình Kỳ Đặc và Đình Kiệt Đoài, chủ động huy động nguồn lực để thực hiện tu bổ đình trong năm 2022. Đến tháng 9/2022, Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch tỉnh về tiếp tục ra công văn về việc tu sửa, tôn tạo trong đó, đồng ý chủ trương lập dự án, tu sửa, tôn tạo đình bằng nguồn xã hội hóa, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác. Để không mất đi giá trị lịch sử vốn có đã gắn liền với ngôi đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi UBND phường Văn An và Ban Quản lí di tích 2 cụm di tích về việc hạ giải 02 đình trong cụm di tích thuộc 02 KDC. Trong đó, đề nghị Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Chí Linh hướng dẫn UBND phường Văn An có các biện pháp chằng chống, gia cố, gia cường để bảo vệ kết cấu kiến trúc gỗ của di tích, di dời di vật, cổ vật, hiện vật là đồ thờ và tài sản khác thuộc di tích đến nơi an toàn.
Đình Kiệt Đoài và Kỳ Đặc là một trong những ngôi đình đạt đến đỉnh cao về mỹ thuật điêu khắc gỗ cổ dân được xếp hạng di tích cấp tỉnh sớm nhất của của thành phố; Với quy mô đồ sộ.Trong 02 đình còn lưu giữ hàng chục bức chạm khắc gỗ độc đáo, tinh tế, từ thân kè, thân bẩy, thân rường... là những di sản vật thể, minh chứng cho sự tài hoa và phồn thịnh của vùng đất học, đất nghề, đất giao thương thời phong kiến
Tuy nhiên, theo thủ từ đình trải qua thời gian, đến nay, nhiều hạng mục đã bị xuống cấp và có nguy cơ hư hại, nhất là các bộ phận kết cấu, khung chịu lực như: Nền, cột, xà, bộ vì mái, mái ngói… Dù chính quyền và nhân dân địa phương đã tạm thời sửa chữa một số hạng mục đơn giản bị xuống cấp nhưng về lâu dài, để lưu giữ một di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa người dân sở tại mong muốn ngôi đình sớm được trùng tu, tránh nguy cơ bị hủy hoại theo thời gian.
Theo thống kê hầu hết các nguồn thu từ di tích đều do chính quyền thôn nơi có di tích quản lý, sử dụng vào việc tu sửa di tích, xây dựng các công trình phụ trợ và mua sắm thêm đồ thờ phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Song do được xây dựng từ lâu đời, tồn tại trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có cường độ phong hóa cao, trong khi đa số các di tích được tạo dựng bằng các vật liệu gỗ, gạch, ngói... có độ bền không cao, sức chống chọi thấp nên số lượng di tích phải tu bổ, sửa chữa hằng năm ngày càng tăng.
Những năm qua, UBND phường đã và đang đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá về các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di tích, cụm di tích đã được xếp hạng quốc gia, di tích cấp tỉnh... Qua đó, vừa giới thiệu với khách thập phương hiểu hơn lịch sử truyền thống, văn hóa lịch sử của Văn An vừa nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, cộng đồng và toàn thể nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ di tích.